Hiện nay, có đa dạng các loại vải được sử dụng trong quá trình may quần áo của chúng ta. Nhưng liệu bạn có biết rõ, vải được làm từ gì? Hãy cùng Gạo House khám phá về nguồn gốc của vải cũng như các loại vải phổ biến trong may mặc hiện nay qua bài viết dưới đây.
Vải được làm từ gì?
Mỗi loại vải sẽ được hình thành từ những nguyên liệu khác nhau. Cùng Gạo House tìm ra đáp án cho câu hỏi vải được làm từ gì nhé!
Vải nhân tạo được làm từ gì?
Vải nhân tạo là loại vải thường được tạo nên từ các loại cây có hàm lượng cellulose cao như tre, gỗ, nứa… Những nguyên liệu ban đầu này sẽ được hòa tan trong các chất hóa học. Sau đó, con người sẽ kéo thành sợi để dệt vải.
Đặc biệt, trong vải nhân tạo có nhóm phổ biến hơn cả là sợi tổng hợp. Chúng được làm từ các polyme. Những polyme này được sản xuất hoàn toàn trong các nhà máy hóa chất hoặc phòng thí nghiệm chứ không xuất hiện trong tự nhiên.
Có thể bạn sẽ thích: Giày Jordan Phối Đồ Nam Sao Cho Đẹp? 10 Outfit Manly Cho Các Chàng
Vải tự nhiên được làm từ gì?
Vải sợi tự nhiên là những loại vải được tạo nên từ các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như:
- Thực vật: tơ tằm, bông, đay…
- Động vật: cừu, dê…
Các loại vải tự nhiên được đánh giá là thân thiện với môi trường, đồng thời rất mềm mại và thoáng khí.
Vải được làm như thế nào?
Cùng Gạo House tìm hiểu quy trình tạo nên những sợi vải hoàn chỉnh phục vụ cho nhu cầu may mặc của người tiêu dùng qua những nội dung cụ thể dưới đây:
Kéo sợi
Bông vải khi thu hoạch sẽ có chứa nhiều tạp chất tự nhiên như hạt, bụi, đất… Chúng sẽ được đóng gói dưới dạng những kiện bông thô với các sợi bông khác nhau về kích thước. Sau đó, người ta thực hiện đánh tung, làm sạch nguyên liệu bông thô để tạo nên các tấm phẳng, đều và được kéo sợi thô thành từng ống. Như vậy, sợi bông thô đã được tăng kích thước và độ bền. Khi quá trình kéo sợi hoàn chỉnh, sợi bông sẽ tiếp tục được gia tăng độ bền, độ trơn và độ bóng bằng việc sử dụng hồ tinh bột, tinh bột biến tính để tạo màng để tạo màng hồ bao quanh sợi bông.
Dệt vải – Xử lý hóa học
Quy trình sản xuất vải được tiếp tục với bước dệt vải. Quá trình này chủ yếu do máy móc thực hiện, nhằm kết hợp sợi vải ngang với dọc để tạo thành tấm vải hoàn chỉnh. Sau đó, vải sẽ được đưa vào ngâm, nấu trong các dung dịch hóa học dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ cao để loại bỏ phần hồ và các tạp chất thiên nhiên. Với quá trình dệt, sợi vải sẽ được làm trương nở để giúp tăng khả năng bắt màu của sợi nhuộm cũng như khả năng thấm nước. Sau cùng, người ta thực hiện tẩy trắng vải để làm sạch vết dầu mỡ và có độ trắng như yêu cầu.
Nhuộm – Hoàn thiện vải
Khi các sợi vải được dệt hoàn chỉnh, chúng sẽ được xử lý bằng thuốc nhuộm hay các chất phụ gia để tăng khả năng gắn màu. Ở giai đoạn này, người ta tiến hành giặt vải nhiều lần nhằm tách các hợp chất, chất bẩn còn sót lại trên bề mặt của vải. Bước cuối cùng để tạo nên những tấm vải hoàn chỉnh với độ mềm, độ bền cao, có khả năng chống co rút, lên màu đúng chuẩn là wash vải.
Quần áo có thể được làm từ các loại vải nào?
Dưới đây là thông tin về một số loại vải được ưa chuộng sử dụng trong thiết kế quần áo mà bạn có thể tham khảo:
Vải thun cotton 100%
Áo gia đình là đồng phục dành cho tất cả thành viên trong nhà. Loại áo này thường sử dụng chất liệu vải thun cotton 100% trong thiết kế. Vải thun cotton 100% được tạo nên từ nguyên liệu hoàn toàn từ sợi bông thiên nhiên nên sở hữu độ mềm mại, thoáng mát và hút ẩm tốt, phù hợp với mọi vóc dáng cơ thể và có thể thích nghi với đa dạng các loại thời tiết. Vì thế, chúng được ưa chuộng sử dụng trong thiết kế áo gia đình vì đem lại cảm giác dễ chịu cho người mặc, kể cả người già và trẻ em.
Vải thun cá sấu
Vải thun cá sấu là loại vải được tạo nên từ những chất liệu cao cấp như da cá sấu. Ưu điểm vượt trội của loại vải thun cá sấu là khả năng lên form cực chuẩn, chất vải mềm mại thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, loại vải này vải vừa năng động, trẻ trung nhưng không kém phần lịch sự, trang trọng. Chính vì thế, chúng được ưa chuộng sử dụng trong may đồng phục công sở, chẳng hạn như: áo đồng phục công ty, đồng phục gia đình có cổ, áo thun đồng phục quảng cáo…
Vải kaki
Vải kaki là loại vải được dệt từ cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Vải kaki nổi bật với khả năng thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt và kháng khuẩn cao. Đồng thời chất liệu vải kaki cũng có khả năng chống nóng cực tốt. Đó là lý do vì sao vải kaki được dùng phổ biến trong các thiết kế đồng phục bảo hộ, nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động làm việc trong những môi trường độc hại, nguy hiểm. Các sản phẩm bảo hộ tiêu biểu có thể kể đến như: Vải lọc khí nóng, mũ quân sự, găng tay chịu nhiệt, đồ bảo hộ của lính cứu hỏa…
Bật mí quần áo có từ khi nào?
Có lẽ, quần áo bắt đầu xuất hiện từ khi con người biết mặc chúng, vào khoảng 70.000 năm trước. Thời điểm đó, con người bắt đầu di cư vào các vùng khí hậu lạnh hơn từ châu Phi. Để quá trình di cư thuận lợi, quần áo dã được phát minh ra để chống chọi lại với những điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Xem thêm: 4 Set Áo Đồng Phục Gia Đình Mùa Hè Đẹp Nhất Tại Gạo House
Hy vọng, những chia sẻ trên đây về thắc mắc: “Vải được làm từ gì?” đã giúp bạn hiểu rõ về nguyên liệu cũng như quy trình tạo nên vải. Ghé Gạo House để tham khảo nhiều bài viết hay và hữu ích hơn nữa về các loại vải trong may mặc nhé!
Mọi thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
✤ Website: dongphucgiadinh.com/
✤Zalo shop: https://zalo.me/4396320771975031169
✤Email: cskh.gaohouse@gmail.com
Hotline 1: 0886.883.555
CSKH: 1900 1718
Địa chỉ: Số nhà 23, Ngách 97/16 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- 12+ Outfits Thời Trang Công Sở Mùa Đông Đẹp Mê Ly Cho Các Nàng
- Top 10+ Địa chỉ may đồng phục Cà Mau uy tín, giá rẻ tận xưởng
- Đồng phục Đại học Hải Phòng – Vẻ đẹp thành phố Hoa Phượng Đỏ
- Tổng hợp 10 bộ đồng phục mầm non Nhật Bản đẹp và thu hút nhất
- 200+ mẫu áo đồng phục gia đình mùa hè đẹp, hot nhất hiện nay